Các mẫu giếng trời trong nhà đẹp | Những điều cần lưu ý khi xây

Một thuật ngữ mà gần đây nhiều người quan tâm tìm hiểu khi xây nhà, đó là “giếng trời”. Giếng trời là một cửa sổ được đặt trên mái nhà, thường được đặt ở một góc sao cho ánh sáng tự nhiên từ bầu trời có thể chiếu sáng không gian bên trong bên dưới nó. Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế thường sử dụng giếng trời trong các dự án của mình như một giải pháp thay thế cho các cửa sổ truyền thống. Giếng trời trong nhà là lá phổi của căn nhà, diện tích dành cho giếng trời thường kết hợp với khu cầu thang hoặc phần sau của căn nhà ống, để tạo luồng khí đối lưu tốt nhất.

Vai trò của giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà là một khoảng không gian thông từ tầng trệt đến mái theo phương thẳng đứng. Tùy theo sở thích của chủ nhà, nó có thể có hoặc không xuất hiện trong công trình.

Hiện nay thời đại kỹ thuật phát triển, thiết kế giếng trời cũng xuất hiện đa dạng hơn như hình vuông, chữ nhật, bán nguyệt,…

Giếng trời được đặt trong nhà là phương án giúp lưu thông không khí, hút khí trời, tạo ánh sáng tự nhiên trong nhà mà không cần ánh điện. Giếng trời là một thiết kế không còn xa lạ nhưng tùy thuộc vào cách gia chủ trang trí sẽ tạo nên một không gian nhà vô cùng sinh động và bắt mắt.

Vai trò của giếng trời trong nhà

Ngoài ra nhà có giếng trời sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện rất nhiều, bởi có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên từ giếng để chiếu sáng ngôi nhà. Không chỉ làm đẹp, lấy sáng hay thông gió, một trong những vai trò lớn nhất của nó chính là giúp chủ nhà phát tài phát lộc nếu bố trí phù hợp.

Từ xa xưa, khoa học phong thủy đã cho biết rằng giếng trời là nơi hấp thu nguyên khí giao hòa của trời đất và vũ trụ. Nếu khéo léo tận dụng phong thủy này vào nhà, ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc và sức khỏe của gia đình.

Cấu tạo của giếng trời trong nhà

Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:

  • Phần Đáy Giếng: Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của Giếng Trời vốn là để giúp lấy ánh sáng và thông khí. Chính vì vậy, vị trí Đáy Giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, hoặc phòng ăn….
  • Thân Giếng: Thân Giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh xạ ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cả,… để tăng thêm tính thẩm mỹ.
  • Đỉnh Giếng: Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần Đỉnh Giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà?

Vai trò của giếng trời trong nhà là đem lại ánh sáng tự nhiên, thông gió.. vậy giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà? Tùy vào từng kiểu thiết kế hay sở thích, nhu cầu của gia chủ mà giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Ví dụ như trung tâm nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp, phòng ăn hoặc đặt sau nhà.

Tuy nhiên vị trí đặt giếng trời phổ biến nhất đó là đặt gần cầu thang. Vì cầu thang được đặt ở giữa nhà, liền kề với không gian bếp. Vì thế việc thiết kế giếng trời ở vị trí trung tâm này sẽ bổ sung đều ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Vị trí cầu thang khi có giếng trời cũng trở lên thông thoáng, tươi sáng hơn.

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà?

Bạn cũng hoàn toàn có thể đặt giếng trời ở sau nhà. Nó sẽ không ảnh hưởng gì đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà, không ảnh hưởng xấu đến phong thủy. Ngược lại nó còn mang ý nghĩa phong thủy to lớn.

Tuy nhiên dù cho giếng trời được đặt ở đâu đi chăng nữa nó vẫn phải đảm bảo được quá trình lưu thông khí thuận tiện và không bị cản trở. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà người thiết kế sẽ chọn được một vị trí thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời, không nên đặt giếng trời ở vị trí phía trước nhà bởi vốn dĩ phía trước nhà đã thông thoáng, một giếng trời sẽ trở nên thừa còn phần phía sau có thể sẽ bị thiếu ánh sáng.

Ý nghĩa phong thủy của giếng trời trong nhà ống

Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa.

Thiết kế giếng trời trong nhà chuẩn phong thủy

Kích thước giếng trời

Để xây dựng giếng trời hợp phong thủy thì trước hết bạn cần phải chú trọng đến kích thước phù hợp. Thông thường, kích thước của một giếng trời cơ bản sẽ là từ 4-6m2. Hãy liên hệ và chọn lựa những người có chuyên môn cao trong công việc xây dựng để đảm bảo giếng trời nhà bạn đáp ứng đủ các yếu tố đề ra sao cho vừa đẹp mắt lại vừa hài hòa với thiên nhiên.

Vị trí giếng trời

Ngoài việc tính toán kích thước để đặt giếng phù hợp với ngôi nhà của mình thì việc chọn lựa một vị trí thích hợp cho giếng cũng là một điều không dễ dàng. Theo kinh nghiệm của người xưa, các vị trí Đông – Tây – Nam sẽ giúp bạn cải thiện được công việc, sự nghiệp mang lại tài lộc, sức khỏe và nhiều may mắn cho cả gia đình. Ngược lại, hướng Bắc lại tổn hại vận khí gia chủ, gây thâm hụt tài sản.

Hệ thống lan can

Đây là điều vô cùng quan trọng mà mọi người cần lưu ý khi bước đầu xây dựng giếng trời. Hãy thiết kế một hệ thống lan can đủ cao và vững chắc, đối với những gia đình có con nhỏ thì nên để ý các khe hở giữa lan can. Bạn không thể để ý phần đẹp và tính phong thủy của giếng mà quên đi phải đảm bảo an toàn cho giếng trời.

Thiết kế mái

Mái che giếng trời vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp nhà bạn tránh nắng, gió.  Nếu bạn chọn mái mỏng quá thì ánh sáng chiếu vào mạnh sẽ làm hỏng hết đồ đạc. Nếu dày quá thì giếng trời không thể phát huy hết công năng của nó. Nên một mái giếng trời tự động như lời khuyên ở trên vẫn là sự lựa chọn hợp lý.

Hệ thống thoát nước sàn

Một hệ thống thoát nước tốt sẽ giúp bạn nuôi dưỡng các cây cảnh hoặc khu vườn đáy giếng. Hoặc đơn giản hơn, việc xây dựng hệ thống thoát nước sẽ tránh âm ốc và ứ đọng gây hư hỏng sàn và các vật dụng trong nhà. Đây cũng là một cách để nâng cao tuổi thọ của công trình xây dựng.

Mẫu thiết kế giếng trời trong nhà đẹp nhất 2023

Lời kết

Giếng trời là giải pháp tối ưu cho việc tạo ra không gian thông thoáng cho các ngôi nhà hiện đại mà diện tích khiêm tốn. Cách thiết kế giếng trong nhà nhà ống đẹp sẽ tạo ra một không gian sống hoàn mỹ cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Giếng trời mang đến sức sống cho không gian chật hẹp, thổi hồn cho mỗi ngôi nhà.

XEM THÊM BÀI VIẾT:


Về chúng tôi

AzTorial là Website chuyên cung cấp các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ… và tất cả các lĩnh vực đời sống khác ở dạng danh sách. Ngoài ra chúng tôi còn mang lại những bài viết review về các sản phẩm, dịch vụ.